Kinh nghiệm xin học bổng Úc (P.1)

Kinh nghiệm xin học bổng ÚC

2022 lượt xem

Sắp đến đợt phỏng vấn xin học bổng chính phủ Úc cho sang năm, Trung tâm Ngoại ngữ quốc tế Better Language & Skill, Thái Bình sưu tầm một số bài viết hay về kinh nghiệm xin học bổng Úc chia sẻ cho các bạn.

Các bài viết (dự định) sẽ bao gồm:
1- Kinh nghiệm đặt mục tiêu và chuẩn bị bước đầu
2 – Kinh nghiệm đầu tư thời gian và tiền hiệu quả
3 – Kinh nghiệm tìm kiếm thông tin và các nguồn lực hỗ trợ
4 – Các loại học bổng Úc
5 – Kinh nghiệm học và thi tiếng Anh
Trước hết, cũng phải nói là, so với nhiều anh chị em đạt học bổng của Úc trong friend list của mình, thì mình đúng thực là một con tép riu giữa đàn rồng sáng giá, vì trước khi được học bổng mình cũng đã từng… trượt. Cơ mà có thể trải nghiệm từ những lần thất bại cũng có thể giúp mình hiểu hơn các nẻo đường gian truân để xin học bổng.
Về profile, năm 2011, mình được học bổng Endeavour học Diploma học tại TAFE, NSW.
Năm 2013, mình được học bổng nghiên cứu cho sinh viên quốc tế (InternationalPostgraduate Research Scheme – IPRS) học Thạc sĩ nghiên cứu (Master by research) của trường La Trobe trong 2 năm.
Ngoài ra, quảng cáo thêm mình có bạn chồng được học bổng Ford Foundation học MA ở Úc  năm 2005-2007. Năm 2010 bạn chồng apply 3 học bổng Tiến sĩ: 322, ADS và IPRS của trường New South Wales thì được cả 3.

Chuẩn bị chu đáo và đặt mục tiêu cụ thể.

Xin khẳng định ngay từ ban đầu, xin học bổng không phải “thích cái là làm được”. Từ hồi là sinh viên, mình cũng thích đi học nước ngoài, nhưng cái sự thích đấy chỉ lăn tăn như sóng trong ao bèo, thành ra, việc học tiếng Anh, việc chuẩn bị hồ sơ cũng không hề chu đáo. Đến khi apply hồ sơ mới thấy tiếc những giấy khen và chứng nhận Đoàn đội hội phường đều không thể nào tìm thấy, kinh nghiệm rút ra là, hãy lưu giữ những bằng chứng tốt của mình một cách cẩn thận, (bằng chứng xấu có thể giấu đi :D). Mình không biết chắc là chúng có giúp gì trong quá trình ban bánh khảo đánh giá hồ sơ không, nhưng chắc chắn nó làm hồ sơ dày dặn và đẹp hơn.Kinh nghiệm xin học bổng ÚC
Còn những giấy tờ cơ bản như bảng điểm, học bạ, bằng tốt nghiệp… thì không cần nhắc ai cũng biết là bằng không cấp lại, bảng điểm xin khó khăn, nên hãy luôn chắc chắn là bạn cất nó ở một nơi an toàn và có thể tìm thấy bất cứ lúc nào. Ở Úc, nếu bạn mất bằng hay bảng điểm, có thể dễ dàng xin cấp lại (nộp tiền), tuy nhiên, thời gian vài tuần chờ đợi cấp lại cũng có thể làm nhỡ mất thời điểm nộp hồ sơ học bổng. Thế nên, nếu chỉ có manh nha ý định xin học bổng thôi, chưa biết liệu có xin hay không, thì cũng hãy lưu giữ hồ sơ của mình một cách cẩn thận, chắc chắn cần dùng (cho đi xin việc chẳng hạn.)
Hồi mình làm ở trong nước và có dịp tuyển người, đã rất ấn tượng với một em mang theo 1 file dày bao gồm hồ sơ và các sản phẩm của em ấy. Dù không tuyển em ấy (do vị trí không phù hợp chứ không phải năng lực có vấn đề), nhưng mình vẫn cực kỳ ấn tượng với bộ hồ sơ em ấy chuẩn bị.
Về vấn đề đặt mục tiêu. Trước khi chuẩn bị hành trang du học, các bạn có thể “nghiêm túc” tự hỏi “Mình thực sự muốn gì? Mình muốn đi nước nào? Mình muốn được học bổng toàn phần? Học bổng bán phần? Hay muốn học để được ở lại?; Cái nào là ưu tiên số 1, nước sẽ đến hay loại học bổng? Cái nào là ưu tiên số 2..” Sau khi có thể trả lời lưu loát và rành mạch thì lúc đấy thực sự bạn đã biết bạn muốn gì, chuẩn bị tiến hành các bước tiếp theo.
Trường hợp cá nhân mình, khi apply hồ sơ,  mục tiêu của mình chỉ có 2 chữ ÚC và TIỀN. Nước Úc vì bạn chồng học ở Úc, còn tiền để chi trả học phí và ăn ở mà không phải đi làm thêm. 😀 Do đó, mình chọn apply học bổng Vocational Education training (VET) của Endeavour học Diploma (thay vì apply Master) do cơ hội được VET cao hơn hẳn so với cơ hội được Master. Tất nhiên, học Master bằng cấp sẽ oách hơn,nhưng ít nhất học VET cũng giúp cho mình có cơ hội tiếp xúc với hệ thống giáo dục của Úc mà khả năng được Tiền lại cao hơn, cho nên, mình chọn VET.
Cũng giống như vậy khi apply IPRS, mục tiêu của mình lại là: học lên Master và có tiền. Mình chọn vài trường để apply và ưu tiên cho các trường ở Sydney (vì bạn chồng học trường ở Sydney), tuy nhiên, cũng apply những trường ở xa hơn và có rank thấp hơn 1 chút, miễn là người ta cho xiền là được! 😀 Kết quả là, mình bị trượt 3 trường ở Sydney, trường do không có giáo viên hướng dẫn, trường do không có chuyên ngành đào tạo, trường do không được học bổng. Còn lại mỗi trường La Trobe ở tận Melbourne. Dù cả nhà cũng trải qua một giai đoạn chuyển nhà đi lại 2 thành phố cách nhau 900km, và sau này cá nhân mình bế bụng bầu mỗi tháng 1 lượt sáng bay đi Melbourne, nửa đêm bay về Sydney tương đối vất vả, nhưng cũng khá hài lòng vì dù sao có cơ hội nhận bằng, và tiền đã có theo hằng tháng.
Vấn đề quan trọng khi đặt mục tiêu là, hãy xác định, mình thực sự muốn cái gì và mình có thể chấp nhận hi sinh bớt cái gì. Ví dụ, ai cũng muốn có học bổng và học trong 1 trường xếp hạng tốt. Nhưng những trường xếp hạng tốt thì độ cạnh tranh cao hơn rất nhiều những trường thấp hơn một chút, thế nên cũng là tiêu  chuẩn để cân nhắc.
hoc-bong-du-hoc-uc
Tóm lại, theo quan điểm cá nhân của mình, hãy biết mình muốn cái gì, đặt mục tiêu để giới hạn sự dàn trải, chú tâm đầu tư cho mục tiêu ấy thì sẽ hiệu quả hơn. Cụ thể là, nếu bạn muốn xin học bổng đi học nước ngoài, hãy xác định nước mình muốn đi, loại học bổng mình muốn học, vì apply học bổng đi Mỹ chắc chắn khác với Úc, nên thay vì cùng một quỹ thời gian đầu tư cho cả Úc và Mỹ, hãy chỉ đầu tư cho một nước, và tìm các loại học bổng khác nhau ở trong nước đấy.
Câu hỏi đặt ra là:Tiêu chí nào để lựa chọn nước định du học và loại học bổng sẽ apply? Cái đấy,thực sự phụ thuộc vào cá nhân của mỗi người và hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ như, học ở Mỹ (có vẻ) sẽ vất vả hơn học ở Úc, học ở Anh (có thể) đắt hơn ở Úc, học ở các nước không nói tiếng Anh (có thể) ít cơ hội kiếm việc/tiền như ở Úc. Quan trọnglà phải chắc chắn BẠN MUỐN GÌ, CÓ THỂ HI SINH cái gì và tìm hiểu kỹ những thôngtin về nơi mình dự định đến để xem có phù hợp hay không. Ngoài ra, còn vấn đề chọn ngành học nữa. 🙂 Ở Úc có một số ngành nằm trong danh sách ưu tiên để sau khi học xong ra trường có thể xin ở lại làm việc. Tất cả những thứ đấy bạn đều có thể làm được, nhưng quan trọng là, phải CÓ MỤC TIÊU NGAY TỪ BAN ĐẦU.
Nguồn bài viết: Vincom Bắc Ninh
Du học Úc, Học bổng du học

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.

Có thể bạn quan tâm

.
.
.
.